Kiến thức Doanh nghiệp đăng ký mới đóng góp 870.000 nghìn tỷ đồng cho...

Doanh nghiệp đăng ký mới đóng góp 870.000 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế

310
doanh nghiệp mới thành lập
Ảnh minh họa: Doanh nghiệp mới thành lập tăng nhanh, đóng góp lớn vào nền kinh tế.

6 tháng đầu năm 2019 chứng kiến hơn 67.000 doanh nghiệp đăng ký mới trong đó các doanh nghiệp đăng ký mới đóng góp cho nền kinh tế khoảng 870.000 tỷ đồng.

>> Gần 67.000 doanh nghiệp thành lập mới chỉ trong nửa năm 2019
>> Thủ tục đăng kí doanh nghiệp siêu nhỏ
>> Điểm mặt, chỉ tên những khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

Doanh nghiệp đăng ký mới đóng góp lớn vào nền kinh tế

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết, tổng vốn bổ dung vào nền kinh tế thông qua doanh nghiệp đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn điều lệ nửa đầu năm đạt 2,17 triệu tỷ đồng. Số đăng ký mới đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong 5 năm trở lại đây với hơn 67.000 doanh nghiệp, tổng vốn khoảng 870.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi doanh nghiệp đăng ký mới trong giai đoạn này có vốn xấp xỉ 13 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp đăng ký mới chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Theo đó, gần 90% doanh nghiệp mới thành lập có quy mô nhỏ, vốn dưới 10 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu trong ngành bán buôn – bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy và xây dựng. Bất động sản là ngành chỉ có hơn 4.000 doanh nghiệp mới nhưng tổng vốn đăng ký cao nhất, lên đến 280.000 tỷ đồng.

 

 

Số lượng rút lui khỏi thị trường cũng tăng mạnh trong nửa đầu năm với hơn 50.700 doanh nghiệp, trong đó đăng ký ngừng kinh doanh có thời hạn khoảng 21.000. Đây là những doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục ngừng kinh doanh dưới một năm để tái cơ cấu danh mục đầu tư hoặc tìm kiếm cơ hội mới, sau thời hạn này có thể quay lại hoạt động. Các kỳ báo cáo gần đây đều ghi nhận doanh nghiệp trở lại hoạt động tương đương hoặc cao hơn số ngừng kinh doanh.

Ngoài ra, thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy, 6 tháng đầu năm nay có hơn 16.700 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký. Cơ quan thuế đã kiểm tra nhưng không tìm thấy hoặc không liên lạc được. Tình trạng này diễn ra ngày càng tăng, dẫn đến một số hệ luỵ như thất thu thuế của nhà nước, cạnh tranh bất bình đẳng, ảnh hưởng quyền lợi người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn.

Vẫn còn số lượng lớn ngân sách ngoài sự kiểm soát của nhà nước

Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2018, cả nước có hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm cho khoảng 8,6 triệu lao động. Còn theo Tổng cục Thuế, chỉ có gần 1,8 triệu hộ kinh doanh thuộc diện quản lý của cơ quan thuế, đóng góp 18.058 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước (NSNN), chiếm 1,61% trong tổng số thu NSNN do ngành thuế quản lý.

Như vậy, vẫn có khoảng 3,3 triệu hộ kinh doanh chưa đăng ký, nghĩa là đứng ngoài sự đóng góp và kiểm soát của Nhà nước. Kết quả điều tra về khả năng chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện năm 2017 cho thấy, chỉ có 17,8% số DN được điều tra thực hiện đăng ký, thành lập trên cơ sở hộ kinh doanh; 11,3% hộ kinh doanh đủ điều kiện chuyển đổi (có quy mô từ 10 lao động trở lên) nhưng vẫn không thực hiện đăng ký thành lập DN.

Còn theo Tổng cục Thuế, từ tháng 3 đến tháng 6-2019, dữ liệu của ngành thuế ghi nhận chỉ có 268 DN được chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Trước thời điểm tháng 3-2019, Luật DN không quy định trong hồ sơ đăng ký thành lập DN phải kê khai thông tin là hộ kinh doanh chuyển đổi cho nên không lưu được số liệu.

Thêm vào đó, hiện nay chưa có chính sách và mô hình quản lý phù hợp đối với hộ kinh doanh quy mô lớn, doanh thu từ 100 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng/năm, các giao dịch hàng hóa từng lần lên đến hàng chục tỷ đồng/hóa đơn. Nhiều hộ kinh doanh nộp thuế khoán, nhưng hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp máy móc, thiết bị công nghệ cao (thiết bị y tế, thiết bị thí nghiệm, máy móc xây dựng), cung cấp hàng tiêu dùng nhập khẩu, cung cấp nguyên vật liệu có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản (gỗ, cát, sỏi, đá xây dựng), là những lĩnh vực hoạt động kinh doanh không phù hợp với mô hình hộ khoán không thực hiện sổ sách kế toán.

Việc “núp bóng” ở mô hình hộ khoán dễ dẫn đến tình trạng trốn thuế, lợi dụng hóa đơn của hộ kinh doanh để tiêu thụ hàng hóa nhập lậu, hợp thức hóa đầu vào cho DN để trốn thuế TNDN… Thực tế có nhiều hộ kinh doanh mới thành lập, nhưng đã phát sinh doanh thu sử dụng hóa đơn lên đến cả trăm tỷ đồng/năm. Nếu cơ quan thuế thực hiện kiểm tra thì đóng cửa, giải thể để thành lập hộ kinh doanh mới, tránh việc kiểm soát của cơ quan thuế.

>> Gần 67.000 doanh nghiệp thành lập mới chỉ trong nửa năm 2019
>> Thủ tục đăng kí doanh nghiệp siêu nhỏ
>> Điểm mặt, chỉ tên những khó khăn của doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

dùng thử phần mềm kế toán

Theo MISA Startbooks