Kiến thức 4 điểm đặc biệt lưu ý về bảo hiểm xã hội cho...

4 điểm đặc biệt lưu ý về bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp mới thành lập

753
bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp là đối tượng có trách nhiệm phải tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp mới thành lập nào cũng nắm rõ quy định về việc tham gia bảo hiểm. Dưới đây là những điểm lưu ý về bảo hiểm cho doanh nghiệp mới thành lập.

>> Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo những tiêu chí nào?
>> Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải lập báo cáo tài chính?
>> 6 loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

3 nhóm đối tượng đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp khi sử dụng 3 nhóm đối tượng sau sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, đó là:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp còn sử dụng đến lao động là người nước ngoài (phải có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề hợp pháp).

Trường hợp doanh nghiệp không tham gia hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng lao động làm việc hoặc tuyển dụng thì bị phạt tiền từ 02-03 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động (theo khoản 21 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

Ngoài ra, nếu không đóng bảo hiểm cho toàn bộ lao động thuộc diện bắt buộc tham gia thì bị phạt từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm và tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

bảo hiểm xã hội

Khi nào doanh nghiệp mới thành lập phải đóng bảo hiểm cho người lao động

Theo Quyết định 772/QĐ-BHXH, trong 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký BHXH cho người lao động.

Hồ sơ này gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) của người lao động.

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có);

– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

– Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH quận/huyện nơi có trụ sở.

Mức đóng và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp mới thành lập

Về mức đóng:

Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động theo công thức:

Mức đóng hàng tháng = mức lương tháng đóng bảo hiểm x Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm

Trong đó:

– Mức lương tháng đóng bảo hiểm của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; của doanh nghiệp là quỹ tiền lương đóng BHXH.

– Tỷ lệ trích đóng bảo hiểm được thực hiện như sau:

Về thời hạn đóng:

Cũng theo quy định tại Quyết định 595, doanh nghiệp được lựa chọn đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

Nếu đóng hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải trích tiền đóng bảo hiểm (của mình và của người lao động) chuyển cùng lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.

Nếu đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần, chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, doanh nghiệp phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH (áp dụng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, hoặc khoán).

Trường hợp chậm đóng, đóng không đúng mức quy định hoặc đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia thì doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 12% – 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm và tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

Kịp thời điều chỉnh khi có sự thay đổi

Thực tế có nhiều lý do khiến doanh nghiệp phải thay đổi thông tin đóng bảo hiểm của đơn vị mình như tăng/giảm lao động; đổi tên doanh nghiệp, địa điểm đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp; thay đổi mức lương tháng đóng bảo hiểm của người lao động…

Khi có bất cứ sự thay đổi nào, doanh nghiệp đều phải làm thủ tục thay đổi thông tin đóng bảo hiểm với cơ quan BHXH để có điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động cũng như chính doanh nghiệp mình.

>> Doanh nghiệp siêu nhỏ được xác định theo những tiêu chí nào?
>> Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải lập báo cáo tài chính?
>> 6 loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

dùng thử phần mềm kế toán

Theo MISA Starbooks