Kiến thức Những thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp nhỏ Việt Nam

Những thuận lợi và khó khăn với doanh nghiệp nhỏ Việt Nam

9247
thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Việt Nam hiện vẫn đang chiếm số lượng lớn trong nền kinh tế mang những đặc điểm thuận lợi và khó khăn riêng. Để hiểu rõ hơn về những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ Việt Nam, bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số đặc điểm chính giúp người đọc hiểu rõ.

>> Quy định kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ
>> Hướng dẫn chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
>> Doanh nghiệp thành lập mới cao nhất trong những năm qua

1. Thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam

Thứ nhất, mục tiêu của nhà nước

Năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp. Việc đặt mục tiêu này đi liền với nỗ lực của Chính phủ trong việc hoàn thiện thể chế, hoàn thiện chính sách nhằm giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp thành lập, hộ gia đình chuyển đổi. Cũng trong 1-2 năm trở lại đây, doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển mình khi có rất nhiều chính sách, quy định mới dành cho doanh nghiệp như ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính, ưu đãi về tư vấn pháp luật… Cũng chính vì được nhà nước hỗ trợ nên tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp phát triển và thành lập, tạo môi trường khởi nghiệp giúp doanh nghiệp hỗ trợ và cạnh tranh lành mạnh với nhau.

thuận lợi của doanh nghiệp nhỏ

Thứ hai, doanh nghiệp đang được cải cách, cắt giảm và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh

Hiện các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam cũng đang được Chính phủ cụ thể hóa những điều kiện kinh doanh như:

Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không cần thiết, kiểm soát chặt các quy định có liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, hạn chế tối đa việc ban hành mới các điều kiện kinh doanh bât hợp lý, không cần thiết.

Đến năm 2020, cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, nộp thuế và bảo hiểm xã hội để đạt được điểm số trung bình của ASEAN 4 theo Chỉ số Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.

2. Khó khăn với doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam

Thứ nhất, về tài chính

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam phải kể đến yếu tố vốn. Kết quả khảo sát trên 10.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa do VCCI thực hiện trong năm 2014 cho thấy, phần đa các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Cụ thể, nếu như 76% doanh nghiệp lớn của Việt Nam vay vốn được từ ngân hàng thì tỷ lệ này dành cho doanh nghiệp vừa là 72%, doanh nghiệp nhỏ là 60% và doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ ở mức 38%.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn liên quan đến tài chính của doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam là do việc bắt buộc có tài sản thế chấp, thủ tục vay vốn phức tạp… Doanh nghiệp nhỏ lại rất ít tài sản đảm bảo nên ngân hàng khó giải ngân, việc tìm nhà đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn do chưa chứng minh được tính khả thi của mô hình mình đang hoạt động. Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn trong việc triển khai quỹ bảo lãnh, tín dụng lại chậm và chưa đều nên doanh nghiệp nhỏ thường phải tự xoay sở về vốn.

khó khăn của doanh nghiệp nhỏ

Thứ hai, nhiều chi phí phát sinh

Cũng theo khảo sát tại phòng VCCI, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải chi trả các chi phí không chính thức lên đến 10% doanh thu một năm. Việc phải đội nhiều loại thuế phí khiến doanh nghiệp khó khăn về tài chính nay lại thêm khó khăn.

Thứ ba, nhiều chính sách làm khó doanh nghiệp

Ví như ở doanh nghiệp xuất khẩu gạo, điều kiện để được xuất khẩu gạo phải là doanh nghiệp có kho chứa hàng chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, ít nhất một cở sở xay xát… Hay doanh nghiệp muốn xuất khẩu gas phải có nhu cầu cảng thuộc; có kho tiếp nhận, có tối thiểu 40 đại lý kinh doanh gas. Các điều kiện này dường như quá sức với doanh nghiệp nhỏ khiến các doanh nghiệp nhỏ khó phát triển ra ngoài.

Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ vẫn còn thiếu kiến thức

Doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể lớn được thậm chí teo tóp đi do thiếu kiến thức về thương trường hiện nay. Bản thân doanh nghiệp không có kinh nghiệm, kiến thức về quản trị chưa chắc chắn. Việc quản trị doanh nghiệp chưa tốt cũng khiến doanh nghiệp gặp khó.

Để thực hiện hóa mục tiêu 2020 có 1 triệu doanh nghiệp, phải là sự đồng lòng của cả các bộ ban ngành, địa phương giảm đi những điểm hạn chế và nâng cao những điểm thuận lợi trong việc chuyển đổi hộ cá thể thành doanh nghiệp và việc thành lập doanh nghiệp mới.

>> Quy định kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ
>> Hướng dẫn chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
>> Doanh nghiệp thành lập mới cao nhất trong những năm qua

dùng thử phần mềm kế toán