Kiến thức Kế toán là gì? Có bao nhiêu loại kế toán trong doanh...

Kế toán là gì? Có bao nhiêu loại kế toán trong doanh nghiệp?

7858
cac loai ke toan trong doanh nghiep

Kế toán là một nghiệp vụ phức tạp do đó để chuyên môn hóa, trong doanh nghiệp thường phân chia thành nhiều vị trí (loại) cụ thể. Vậy kế toán là gì? Có bao nhiêu loại kế toán? Mỗi loại khác nhau thế nào và họ đảm nhận vai trò gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin sơ lược nhất để giải đáp những câu hỏi trên.

>> Chi phí kế toán và chi phí tính thuế khác nhau như thế nào?
>> Kế toán kho là gì? Cách làm kế toán kho hiệu quả
>> 5 Câu hỏi thường gặp nhất về quyết toán Thuế TNCN năm 2018

1. Kế toán là gì?

Kế toán là công việc thu nhận và ghi chép các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp, xử lý và tổng hợp các thông tin và cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan.

Đối với doanh nghiệp hoạt động kế toán vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nó chính là công cụ để quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời kế toán cũng là nguồn cung cấp các dữ liệu tài chính cần thiết cho các đối tượng có liên quan để phục vụ cho quá trình ra quyết định.

cac loai ke toan trong doanh nghiep
Kế toán là nghiệp vụ quan trọng trong doanh nghiệp, tùy vào loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp sở hữu các loại kế toán riêng

2. Có bao nhiêu loại kế toán trong doanh nghiệp?

a. Theo chức năng

Theo chức năng cung cấp thông tin của kế toán, kế toán được chia ra làm kế toán quản trị và kế toán tài chính:

  • Kế toán quản trị cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho việc ra các quyết định quản trị trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, đối tượng phục vụ của kế toán quản trị là các thành viên nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán quản trị cung cấp được sử dụng để đưa ra các quyết định, vì vậy chúng mang tính hướng về tương lai.
  • Kế toán tài chính có đối tượng chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp như là các cổ đông, cơ quan thuế, ngân hàng,… Mục đích của kế toán tài chính là cung cấp các thông tin mang tính hướng về quá khứ nhằm để cho các đối tượng bên ngoài có thể thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp.

b. Kế toán đơn và kế toán kép

Cả kế toán đơn và kế toán kép đều là việc ghi chép và theo dõi các tài khoản kế toán, tuy nhiên có sự khác nhau cơ bản sau.

  • Kế toán đơn: Các tài khoản kế toán riêng biệt và tách rời nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
  • Kế toán kép: Các tài khoản kế toán có mối quan hệ đối ứng với nhau. Tức là khi ghi nợ ở tài khoản này thì phải ghi có ở 1 tài khoản khác.

Hiện nay, kế toán kép được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp bởi hình thức kế toán này phản ánh được chính xác bản chất kinh tế của các hoạt động kinh doanh, đồng thời việc ghi kép giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm tra được các đối tượng kế toán.

c. Theo phần hành

Tùy theo tính chất của các hoạt động trong doanh nghiệp, kế toán được chia làm nhiều phần hành khác nhau. Các phần hành kế toán chủ yếu bao gồm:

  • Kế toán tiền lương
  • Kế toán bán hàng
  • Kế toán thu – chi
  • Kế toán công nợ
  • Kế toán kho
  • Kế toán thuế

Nhân viên kế toán làm phần hành nào thì sẽ chuyên môn về các chứng từ, nghiệp vụ, sổ sách của phần hành đó, đồng thời có trách nhiệm báo cáo với nhân viên kế toán cấp cao hơn.

Trên đây là các loại kế toán cơ bản trong một doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà có thể tuyển dụng và sở hữu những vị trí kế toán khác nhau. Mỗi kế toán trong một doanh nghiệp cũng sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp với loại hình kinh doanh.

>> Chi phí kế toán và chi phí tính thuế khác nhau như thế nào?
>> Kế toán kho là gì? Cách làm kế toán kho hiệu quả
>> 5 Câu hỏi thường gặp nhất về quyết toán Thuế TNCN năm 2018

dùng thử phần mềm kế toán