Kiến thức Những tập đoàn nổi tiếng xuất phát điểm từ doanh nghiệp siêu...

Những tập đoàn nổi tiếng xuất phát điểm từ doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam

3928
ông Đặng Văn Thành
Ông Đặng Văn Thành khởi nghiệp từ doanh nghiệp chỉ có 20 nhân công

Những tập đoàn danh tiếng Việt Nam như Tập đoàn Thành Thành Công, Tập đoàn Kinh Đô, Biti’s,Tập đoàn Hoàng Cầu… dường như đã là cái tên quen thuộc với nhiều người Việt. Ít ai biết rằng xuất phát điểm của các tập đoàn này là từ những doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam với quy mô gia đình. Nhưng chỉ sau vài năm, dưới sự biến chuyển của nền kinh tế, họ đã chuyển mình và đóng góp lớn vào sự thay đổi của bộ mặt kinh tế Việt Nam.

>> Từ một doanh nghiệp siêu nhỏ, Shark Phú đã làm gì để đưa Sunhouse trở thành tập đoàn lớn?
>> Thông tư số 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
>> 6 bí kíp giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ khởi nghiệp thành công

Theo ước tính, những tập đoàn chuyển đổi từ hộ cá thể lên thành doanh nghiệp siêu nhỏ rồi từ đó phát triển rộng ra thành doanh nghiệp lớn đã và đang đóng góp 50% GDP cho cả nước. Không chỉ ghi dấu ở tại Việt Nam các tập đoàn này còn đang lan tỏa ra thế giới. Dưới đây là danh sách những tập đoàn nổi tiếng có xuất phát điểm từ doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam.

1. Tập đoàn Thành Thành Công

Thành Thành Công được ông Thành sáng lập từ năm 1979. Tiền thân của Tập đoàn là cơ sở sản xuất cồn được thành lập bởi hai nhà sáng lập là ông Đặng Văn Thành và Bà Huỳnh Bích Ngọc. Tại thời điểm đó với vốn điều lệ 100 triệu và 20 cán bộ nhân viên nhưng Thành Thành Công là một trong những cơ sở sản xuất cồn có quy mô lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh.

ông Đặng Văn Thành đi lên từ doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

Ông Đặng Văn Thành khởi nghiệp với chỉ 20 nhân công

Qua các thương vụ mua bán sáp nhập, Thành Thành Công hiện nắm cổ phần lớn tại Đường Biên Hòa, đường Bourbon Tây Ninh, đường Ninh Hòa,… cũng tham gia vào bất động sản, du lịch, năng lượng và đầu tư tài chính.

Tính đến năm 2014, doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam như Thành Thành Công trở thành tập đoàn Thành Thành Công có 19 công ty con, 3 công ty liên kết, đóng góp ngân sách hàng năm gần 500 tỷ đồng. Hiện nay, đánh dấu mốc 40 năm hình thành và phát triển, Thành Thành Công tiếp tục hoàn thiện mô hình Tổng Công ty với hơn 10.000 cán bộ nhân viên, vốn điều lệ 18.104 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 21.023 tỉ đồng, tổng tài sản 56.537 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế: 1.440 tỷ đồng.

2. Tập đoàn Hoàn Cầu

Hoàn Cầu được biết đến là tập đoàn bất động sản tư nhân lừng lẫy của gia đình bà Trần Thị Hường hay còn gọi với cái tên thân mật là Tư Hường. Hoàn Cầu được biết đến với hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng nổi tiếng như Diamond Bay, Nha Trang Center, Nha Trang view resort, ngân hàng Nam Á…

Hai thương vụ lớn nhất của bà Tư Hường là vào đầu những năm 90 với việc đầu tư nhà máy bia tại Khánh Hòa sau đó bán lại cho hãng San Miguel với giá 24 triệu USD, kiếm lãi 5 triệu USD. Không lâu sau đó bà tiếp tục xây nhà máy Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đó chuyển lại cho Coca-Cola với giá 15 triệu USD. Cùng chiến lược trên, bà Tư Hường tiếp tục xây và bán nhà máy nước tăng lực Lipovitan với giá khoảng 15 triệu USD.

3. Tập đoàn Kinh Đô

Ít ai biết Tập đoàn Kinh Đô ngày nay được tạo nên từ một xưởng sản xuất nhỏ với quy mô gia đình, hai anh em gốc Hoa Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên gây dựng lên một doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam về thực phẩm ở Việt Nam với số lượng tương đối ít nhân lực. Bước đột phá của Kinh Đô đến từ việc 2 doanh nhân này đầu tư dây chuyền công nghiệp để sản xuất bánh trung thu – mặt hàng đem về phần lớn doanh thu cho mảng bánh kẹo của tập đoàn này. Kinh Đô còn nổi tiếng với việc mua lại thương hiệu kem Wall’s của Unilever.

bánh trung thu Kinh Đô đã từ là doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam

4. Gốm Minh Long

Được mệnh danh là công ty gốm sứ số 1 Việt Nam, Minh Long được thành lập năm 1970 do ông Lý Ngọc Minh và bạn là Dương Minh Long sáng lập. Năm 1990, Minh Long là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên nhận được giấy phép xuất khẩu. Khởi đầu là một doanh nghiệp siêu nhỏ ở Việt Nam với số vốn tự thân. Trong 5 năm sau, tỷ trọng xuất khẩu của công ty có lúc chiếm 98% sản lượng. Sau này Minh Long tách thành Minh Long 1 và Minh Long 2, ông Dương Văn Long đi theo hướng sứ công nghiệp.

5. Công ty TNHH sản xuất tiêu dùng Bình Tiên (BITI’S)

Công ty TNHH sản xuất tiêu dùng Bình Tiên xuất phát điểm từ gia đình ông Vưu Khải Thành là một trong những doanh nghiệp gia đình gốc Hoa nổi tiếng tại Việt Nam bên cạnh những cái tên như Kinh Đô, Thiên Long, Minh Long,… Ông Thành khởi nghiệp vào thời điểm đất nước bắt đầu mở cửa với hai tổ sản xuất Bình Yên và Vạn Thành. Hai hợp tác xác này sản xuất dép cao su xuất khẩu sang thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu, sau đó phục vụ thị trường Tây Nam Trung Quốc và các nước Tây Âu, Có thời điểm doanh thu bình quân hàng năm tại Trung Quốc của Biti’s đạt khoảng 30%.

BITIS HUNTER

Đến thập kỷ 90, Bình Tiên chuyển hướng tập trung thị trường nội địa và nhanh chóng trở thành thương hiệu số 1 dành cho học sinh, thiếu nhi với thông điệp nổi tiếng “Nâng niu bàn chân Việt”.

Trên đây là những tập đoàn lớn có xuất phát điểm từ những doanh nghiệp siêu nhỏ Việt Nam, là những minh chứng cho nỗ lực từ doanh nghiệp siêu nhỏ bứt phá thành tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

>> Từ một doanh nghiệp siêu nhỏ, Shark Phú đã làm gì để đưa Sunhouse trở thành tập đoàn lớn?
>> Thông tư số 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ
>> 6 bí kíp giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ khởi nghiệp thành công

dùng thử phần mềm kế toán

Theo MISA Startbooks