Kiến thức 10 điều doanh nghiệp cần làm khi quản lý tài chính doanh...

10 điều doanh nghiệp cần làm khi quản lý tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ

497
quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-sieu-nho
phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập là các doanh nghiệp siêu nhỏ, hầu hết chủ doanh nghiệp thường giao phó toàn bộ sổ sách kế toán cho nhân viên kế toán của mình. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập chỉ quan tâm đến việc phát triển sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mà chưa chú trọng đến việc kiểm soát chi phí. Nhiều khi doanh thu có nhưng chi phí tính thiếu, đội lên quá cao dẫn đến lỗ mà không biết mình lỗ.

>> 5 điểm doanh nghiệp cần lưu ý về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ 
>> So sánh chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ với chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
>> 10 điều doanh nghiệp cần làm khi quản lý tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ

Ngoài ra, nhiều DN mới thành lập thường thuê kế toán dịch vụ ngoài trọn gói để nộp báo cáo tài chính cho nhà nước. Nhưng khi kế toán thuế đó nghỉ thường không bàn giao số liệu kế toán đầy đủ. Kế toán mới tiếp nhận không nắm bắt được số liệu, mất thời gian làm lại hoặc thiếu số liệu nên bị sai sót. Khi thanh tra, quyết toán thuế mà không giải trình được có thể bị truy thu, phạt thuế.

Chính vì những lý do đó mà các chủ doanh nghiệp mới đã gặp phải rất nhiều tình huống rắc rối. Các hóa đơn chứng từ bị thất lạc, số liệu không cân đối, doanh nghiệp tưởng lãi nhưng hóa ra lại lỗ do hạch toán sổ sách sai. Cơ quan thuế đến kiểm tra, gọi điện lại cho kế toán thì không được do kế toán sợ phải chịu trách nhiệm không nghe máy. Lúc này một mình giám đốc không biết xử lý ra sao và xử lý bắt đầu như thế nào.

quản lý tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ
Để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này có thể bị phạt khi vi phạm các nguyên tắc, quy định của Luật Thuế và kế toán, dưới đây là 10 điều nên làm cho các chủ doanh nghiệp mới khi quản lý tài chính doanh nghiệp của mình:
1. Học kế toán cơ bản trước khi đi vào kinh doanh. Đến một lớp học kế toán là cần thiết
2. Tham khảo ý kiến và trao đổi thường xuyên với một kế toán thành thạo trong loại hình doanh nghiệp của mình trước khi bắt đầu (doanh nghiệp thuộc loại hình thương mại & dịch vụ, sản xuất, xây lắp hay dịch vụ)
3. Lúc mới bắt đầu bạn nên tự ghi chép sổ sách để có được kiến thức kế toán về doanh nghiệp của bạn.4. Thiết lập chính sách kiểm tra và kiểm soát nội bộ bao gồm các biện pháp bảo vệ chống lại việc thiếu trung thực, gian lận.
5. Đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi, tiền lãi mỗi tháng một lần với báo cáo của ngân hàng.6. Duy trì và cập nhật báo cáo dòng tiền hàng tháng7. Lập kế hoạch thuê ngoài dịch vụ chi trả lương và thông báo việc việc này cho một đơn vị cung cấp dịch vụ trả lương8. Chuẩn bị báo cáo tài chính hàng tháng9. Giữ tài khoản kinh doanh riêng biệt với tài khoản cá nhân
10. Quyết định phần mềm kế toán tốt nhất cho doanh nghiệp. Đây được coi là công việc cần thiết để doanh nghiệp quản lý và kiểm soát tốt chi phí, doanh thu, lãi lỗ, công nợ…của doanh nghiệp mình.

kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Mới đây, ngày 28/12/2018 Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư số 132/2018/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm giúp kế toán tại các đơn vị này đơn giản hơn trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ và báo cáo tài chính.
Theo đó, đối tượng áp dụng của thông tư là các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế và phương pháp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2019, áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/4/2019.

>> 5 điểm doanh nghiệp cần lưu ý về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ 
>> So sánh chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ với chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
>> 10 điều doanh nghiệp cần làm khi quản lý tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ

Nguồn bài viết: https://asp.misa.vn/kien-thuc/quan-ly-tai-chinh-doanh-nghiep-sieu-nho/